Máy phát điện 3 pha là dạng máy có công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh và sản xuất, chuyên phục vụ cho những khu vực cần tiêu thụ nguồn điện cao. Đây là loại máy có giá trị đầu tư cao và công suất sử dụng lớn, vì vậy việc bảo trì máy phát điện 3 pha là công đoạn quan trọng giúp máy vận hành đạt hiệu quả tối ưu và kéo dài thời gian sử dụng lâu bền. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức về máy phát điện 3 pha.
Có nên bảo trì máy phát điện 3 pha thường xuyên?
Máy phát điện 3 pha có công suất lớn thường được sử dụng tại các tòa nhà, bệnh viện, xí nghiệp,…Máy phát điện 3 pha thường có trọng lượng nặng, cấu tạo phức tạp nên việc vận hành và bảo trì máy phát điện 3 pha thường phức tạp cần sự hỗ trợ từ các đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp bên ngoài.
Bảo trì máy phát điện thường xuyên và đúng cách giúp tăng tối ưu hiệu suất hoạt động của thiết bị và kéo dài tuổi thọ sử dụng. Những lợi ích “vàng” khi máy phát điện được chăm sóc thường xuyên:
- Duy trì trạng thái “sẵn sàng hoạt động”
- Tránh thời gian “chết” bị gián đoạn do máy hư hỏng cùng thời điểm ngắt điện
- Phòng ngừa “bệnh vặt”, lường trước những vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn có khả năng xảy ra nếu không phát hiện kịp thời.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối ưu chi phí, chi phí bảo trì nhỏ hơn nhiều so với chi phí sửa chữa lỗi lớn, thay mới linh kiện hư hỏng. Đặc biệt, chi phí thiệt hại khi ngừng sản xuất do cúp điện sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
- Bảo vệ an toàn cho người vận hành.
6 Bộ phận quan trọng cần kiểm tra trong quá trình bảo dưỡng
1. Nhớt bôi trơn
Nhớt bôi trơn giúp giảm ma sát, mài mòn phụ tùng máy phát điện, làm kín các khe hở bên trong, làm sạch động cơ, giảm mức nhiệt khi máy phát điện hoạt động quá tải, chống rỉ sét,…Trong quá trình bảo trì máy phát điện 3 pha, nên kiểm tra và thay dầu nhớt trước khi dưới mức dầu tối thiểu cần cung cấp để máy hoạt động mức bình thường.
Bộ lọc dầu thường bị bám cặn bẩn gây ảnh hưởng đến việc lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận, vệ sinh thường xuyên và thay bộ lọc dầu khi cần thiết giúp cho phụ tùng vận hành trơn tru
2. Nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu bao gồm ống thông gió, ống nối, bơm, kết nối chống tràn, kim phun nhiên liệu, bình lọc nhiên liệu,… đây là bộ phận then chốt liên quan đến quá trình hoạt động của máy. Sau 1 năm sử dụng, hệ thống nhiên liệu thường bị nhiễm bẩn và ăn mòn cần vệ sinh đánh bóng ngay cả khi máy không hoạt động trong thời gian này.
3. Ắc quy
Bình Ắc quy nơi chứa đựng năng lượng và cung cấp nguồn điện để khởi động động cơ cho máy phát điện. Kiểm tra tình trạng máy ắc quy và những linh kiện đi kèm như sạc, dây nối, củ đề,… , sạc đầy hoặc thay mới khi có dấu hiệu bị ăn mòn.
4. Hệ thống làm mát
Việc liên tục sử dụng máy phát điện trong thời gian dài, dẫn đến động cơ phát nhiệt quá tải dẫn đến tình trạng ngừng hoạt động, thậm chí cháy nổ, hư hỏng. Hệ thống làm mát đóng vai trò “hạ hỏa” giúp máy phát điện tản bớt nhiệt khi hoạt động. Khi bảo dưỡng máy phát điện 3 pha, cần lưu ý hệ thống làm mát và bơm nước thô nên được vệ sinh sau 600 giờ sử dụng, bộ trao đổi nhiệt cần làm sạch sau 2400 giờ sử dụng.
5. Dây curoa
Dây curoa cầu nối động từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo hoạt động các bộ phận diễn ra đồng nhất, trơn tru. Vì mức độ ma sát cao do tần suất hoạt động dày đặc, nên dây curoa thường bị mài mòn hoặc đứt dây cần phải thay mới thường xuyên.
6. Hệ thống xả khí
Hệ thống xả được ví như “cửa sau” của máy phát điện đóng vai trò xử lý lượng khí thải ra (thành phẩm của quá trình sử dụng máy). Những vấn đề hay gặp tại bộ phận này mối nối, mối hàn, miếng đệm hay bị rò rỉ hệ thống thoát khí gây ô nhiễm môi trường.
Quy trình bảo dưỡng máy phát điện 3 pha mới nhất năm 2023
Tại các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng máy phát điện thường có bộ phận kỹ thuật. Bên cạnh đó, máy phát điện 3 pha thường có trọng lượng lớn nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn, nên trước khi nhờ sự hỗ trợ từ đơn vị bên ngoài bảo trì máy phát điện 3 pha, bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp hay cơ quan có thể thực hiện những thao tác bảo dưỡng cơ bản tiết kiệm chi phí và thời gian.
Giai đoạn chuẩn bị
- Chuẩn bị đồ bảo hộ an toàn lao động và các dụng cụ kiểm tra cần thiết
- Đặt biển cảnh báo tại khu vực bảo dưỡng
- Chạy máy chế độ không tải 10 phút, chuyển sang chế độ có tải 15 phút để kiểm tra đánh giá tình trạng hoạt động của máy, làm loãng dầu bôi trơn hỗ trợ cho giai đoạn thay dầu nhớt.
- Làm nguội máy và tắt tất cả chế độ vận hành của máy một thời gian cụ thể trước khi bảo dưỡng.
Giai đoạn thực hiện
Tùy thuộc vào thời gian sử dụng máy phát điện mà phân loại mức độ bảo trì máy phát điện 3 pha khác nhau:
- Chế độ A: Hoạt động dưới 1000 giờ
- Chế độ B: Hoạt động 1000 giờ – 1500 giờ
- Chế độ C: Hoạt động 1500 giờ – 6000 giờ
- Chế độ D: Hoạt động trên 6000 giờ.
Bảo trì máy phát điện 3 pha thường thực hiện định kỳ trong 3 tháng với những thao tác đơn giản:
- Làm sạch lọc gió
- Thay dầu bôi trơn
- Thay nước làm mát
- Xả e nước trong nguyên liệu
- Kiểm tra đầu nối, đầu hàn
Ngoài ra, những quy trình bảo dưỡng máy phát điện cần nhiều kỹ thuật chuyên sâu và dụng cụ chuyên dụng, doanh nghiệp nên liên hệ với đơn vị sửa chữa máy phát điện uy tín, chất lượng hỗ trợ quy trình bảo dưỡng diễn ra tối ưu, hiệu quả nhất.
Bài viết trên đây đã đề cập đến một số thông tin trong quy trình bảo trì máy phát điện 3 pha. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ chuyên sâu liên hệ hotline 0848.76.72.72 để được giải đáp chi tiết.