Quy trình bảo trì máy phát điện chuẩn nhất năm 2024

Máy phát điện là một trong những thiết bị cung cấp điện năng cho con người để đảm bảo quá trình sản xuất và sinh hoạt. Vậy để máy phát điện có thể chạy với công suất ổn định và vận hành được tốt thì chúng ta phải cần đảm bảo quy trình bảo trì máy phát điện thật hiệu quả và đúng cách. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn quy trình bảo trì bảo dưỡng máy phát điện 2023.

1. Lý do vì sao máy phát điện cần bảo trì, bảo dưỡng?

So với việc lựa chọn để mua máy phát điện chất lượng, phù hợp thì việc cần bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện cũng vô cùng quan trọng. Nhờ bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên mà máy phát điện sẽ hoạt động trơn tru hơn, đảm bảo sự vận hành ổn định và tăng độ bền cho máy. 

Ngoài ra, khi bảo trì và bảo dưỡng máy phát điện sẽ giúp chúng ta kịp thời phát hiện ra những lỗi hư hỏng để khắc phục. Từ đó, động cơ máy sẽ hoạt động tốt hơn và đem lại hiệu quả cao.

2. Một số bộ phận quan trọng của máy phát điện cần bảo trì, bảo dưỡng

Các bộ phận cần bảo trì máy phát điện

1. Động cơ

Động cơ được xem là một bộ phận quan trọng nhất của máy phát điện, đóng vai trò vận hành và giúp máy phát điện có thể hoạt động được. Việc bảo trì động cơ giúp tăng độ bền, an toàn cho máy tránh trường hợp bị rò điện gây nguy hiểm và bảo đảm được công suất chạy của máy phát điện. 

2. Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn giúp linh kiện, bộ máy móc động cơ bên trong sẽ hoạt động một cách trơn tru và ổn định. Hệ thống bao gồm 2 phần là bộ lọc dầu và dầu động cơ. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra và thay một cách định kỳ đảm bảo động cơ máy sẽ hoạt động tốt nhất.

Các bạn nên cứ 2 lần thay dầu sẽ có 1 lần thay bộ lọc dầu. 

3. Hệ thống làm mát

Sau khi dùng trong một khoảng thời gian, động cơ máy khi chạy liên tục sẽ dẫn đến nhiệt độ quá cao hoặc quá nóng. Hệ thống làm mát sẽ giúp dịu đi nhiệt độ bên trong máy phát điện tránh sự quá tải, cháy nổ và để máy có thể vận hành một cách trơn tru.

Trước khi bảo trì chúng ta chỉ cần tháo nắp và kiểm tra bộ tản nhiệt. Nếu có bụi bẩn bám thì có thể dùng nước hoặc khí nén để vệ sinh. Hệ thống làm mát nên bảo trì thường xuyên đảm bảo tăng độ bền cho máy.

Thay nước cho hệ thống làm mát máy phát điện

4. Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu ảnh hưởng trực tiếp đế độ vận hành của máy. Bởi vậy nên lượng nhiên liệu trong máy phát điện có yêu cầu phải sạch sẽ.  Tuy nhiên sau một khoảng thời gian máy hoạt động lượng nhiên liệu trong máy thường sẽ bị ăn mòn hoặc nhiễm bụi bẩn. Vậy nên sau khi sử dụng 3-6 tháng chúng ta cần phải bảo trì mặc dù máy không hoạt động để đảm bảo dùng khi cần thiết. Ngoài ra có một lưu ý là chúng ta ưu tiên dùng hết nguyên liệu trước khi ô nhiễm và cần thải ra môi trường.

5. Hệ thống điện

Một lý do khiến máy phát điện hoạt động yếu hoặc hiệu suất bị kém đi là do ắc quy hết điện hoặc ắc quy bị yếu. Vậy nên chúng ta cần phải sạc ắc quy đầy đủ sau khi dùng tránh việc để tình trạng hết sạch điện hay sạc chưa đầy mà đã dùng. Ngoài ra người dùng cần kiểm tra bảo trì thường xuyên, thay thế nếu cần.

6. Hệ thống xả

Sau một khoảng thời gian máy phát điện hoạt động sẽ tạo ra các khí thoát ra ngoài môi trường và hệ thống đường ống xả sẽ giữ nhiệm vụ giải quyết các loại khí thải này. Bởi vậy chúng ta phải theo dõi đường ống xả thường xuyên cùng với các mối hàn, miếng đệm để tránh sự rò rỉ ra ngoài môi trường.

3. Quy trình bảo trì máy phát điện

Mỗi loại máy phát điện sẽ có chế độ bảo trì bảo dưỡng khác nhau tùy vào công suất của máy, nhu cầu sử dụng hay tần số hoạt động của máy.

Quy trình bảo trì máy phát điện chia làm 4 chế độ với các khoảng thời gian khác nhau: 

3.1 Chế độ A

Với chế độ A chúng ta sẽ bảo trì máy phát điện theo từng tháng. Với chế độ này thường chúng ta sẽ được kiểm tra tất cả hệ thống trong máy xem tình trạng có bụi bẩn hay hư hỏng gì không để có cách khắc phục kịp thời.

Bảo trì máy phát điện chế độ A

3.2 Chế độ B

Chế độ B máy phát điện sẽ được bảo trì sau 250 giờ hoặc sau 3 tháng. Tương tự chế độ A máy phát điện cũng được kiểm tra và vệ sinh tất cả các bộ phận và hệ thống. Ngoài ra máy phát điện sẽ được thay lọc nhớt thô và lọc nhớt tinh. Kiểm tra lọc gió và được thay nếu cần.

3.3 Chế độ C

  • Chế độ này sẽ bảo trì sau 1500 giờ hoặc 6 tháng hoạt động.
  • Các bước bảo trì ở C cũng như ở gói B nhưng ngoài ra có thêm một số dịch vụ như sau
  • Khoảng hở nhiệt của máy phát điện được điều chỉnh lại.
  • Tiếp theo tra thêm nhiên liệu và bôi trơn các chi tiết trong máy, vệ sinh sạch sẽ bộ tản nhiệt và lõi lọc.
  • Máy phát điện sẽ được bôi trơn ở bạc đạn cho bộ phận đầu phát và bảo trì bộ phận đầu phát điện.Ở gói bảo hành này sau khi bảo trì máy cũng sẽ hoạt động và thử chạy đảm bảo hoạt động trơn tru. 

3.4 Chế độ D 

  • Chế độ D máy phát điện bảo trì sau 6000 giờ hoạt động hoặc là 1 năm.
  • Sau 1 khoảng thời gian dài mới bảo trì chúng ta cần bảo trì kỹ lưỡng hơn.
  • Về hệ thống xả, máy phát điện sẽ được vệ sinh và điều chỉnh độ lớn các khe hở nhiệt.
  • Ngoài ra kiểm tra và vặn lại bu lộng, ốc vít, tra dầu bôi trơn vào các bộ phận của máy phát điện. 
  • Cuối cùng cho máy phát điện chạy thử để kiểm tra và khắc phục khi cần thiết.

4. Quy trình bảo dưỡng máy phát điện năm 2023

Bảo dưỡng máy phát điện bảo đảm 4 bước cơ bản

4.1 Làm sạch lọc gió

Lọc gió là một trong những bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chạy máy. Vậy nên chúng ta phải vệ sinh lọc gió sạch sẽ để tăng công suất hoạt động của máy. Ngoài ra, nếu máy phát điện hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn thì phải vệ sinh liên tục thường xuyên hơn.

4.2 Thay dầu bôi trơn

Quy trình thay dầu cần đảm bảo các bước sau đây: 

Trước khi thay chúng ta nổ máy khởi động sau tắt máy rồi bắt đầu thay dầu bôi trơn.

Bước 1: Lấy dụng cụ thước chuyên dụng để thăm kiểm tra lại dầu xem dầu đang ở mức cao hay thấp

Bước 2: Tiếp theo dùng khay chứa dầu đặt phía dưới để bắt đầu xả dầu, mở ốc xả dầu sau đó vặn khóa ốc lại chắc chắn

Bước 3: Lấy hộp dầu mới sau đó đổ dầu từ từ sao cho không chảy ra ngoài. Sau khi đổ dầu lại dùng thước thăm dầu kiểm tra xem dầu bôi trơn đã ổn định chưa 

Lưu ý: Chúng ta nên thay dầu định kỳ đảm bảo máy sẽ vận hành tốt nhất 

4.3 Thay nước làm mát

Trong một khoảng thời gian vận hành của máy chúng ta cần thay nước định kỳ để làm mát động cơ, tránh sự bụi bẩn. Nếu bị tắc nước chúng ta cần vệ sinh sạch đảm bảo quá trình vận hành của máy.

4.4 Hệ thống xả khí thải và nước trong nhiên liệu

Sau một quá trình sử dụng nhiên liệu trong động cơ bị sụt giảm dẫn đến việc xả e và nước trong nguyên liệu. Bởi vậy chúng ta cần giải phóng đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu.

  • Đầu tiên tháo ống cấp nhiên liệu để giải phóng không khí.
  • Sử dụng bơm cấp nhiên liệu để khử không khí sau đó đẩy không khí ra khỏi ống cấp nhiên liệu.
  • Kiểm tra đệm lò xo và dùng chìa vặn tháo đệm lò xo.
  • Vệ sinh bụi bẩn sạch sẽ và bôi dầu lên bề mặt bộ lọc và lắp lại.

Tất cả quy trình bảo dưỡng máy phát điện đều cần bộ dụng cụ chuyên dụng và các nhân viên đảm bảo có trình độ chuyên môn để có thể mang lại kết quả tốt nhất.

Bảo trì máy phát điện đảm đảm đúng quy trình 

5. Kết luận

Quy trình bảo trì máy phát điện là quy trình rất quan trọng. Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn quy trình bảo trì máy phát điện chuẩn nhất năm 2023. Nếu bạn cần bảo trì bảo dưỡng máy phát điện hãy liên hệ Minh Khang Electric qua hotline: 0848.76.72.72 hoặc website: https://dichvumayphat.com  để được hỗ trợ một cách tốt nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *