Máy phát điện là thiết bị cung cấp điện dự phòng; hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đều trang bị thiết bị này để đảm bảo nhu cầu sử dụng hàng ngày. Việc kiểm tra, bảo trì máy phát điện là một nội dung quan trọng trong quá trình sử dụng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về thời gian bảo dưỡng máy phát điện cũng như quy định, quy trình đúng cách nhất dành cho người tiêu dùng!
1. Tại sao cần bảo dưỡng máy phát điện theo từng mốc thời gian?
Việc bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện là công việc rất quan trọng nhằm giúp động cơ vận hành bền bỉ, trơn tru và đạt hiệu suất sử dụng cao. Tuy nhiên với mỗi loại máy phát điện đều có những quy định bảo trì cụ thể. Do đó người sử dụng cần phải nắm chắc có chế độ quy định này để áp dụng một cách chính xác nhất và phù hợp với loại máy mà mình đang sử dụng.
Thực hiện bảo trì máy phát điện thường xuyên không những giúp máy phát điện hoạt động ổn định hơn, có độ bền cao và tránh được các hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động, mà còn giúp người sử dụng tiết kiệm được thời gian sửa chữa thiết bị của mình, khắc phục và hạn chế xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Gây lãng phí và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của gia đình, cơ quan.
2. Tổng hợp những mốc thời gian bảo dưỡng máy phát điện
Kiểm tra máy định kỳ và thường xuyên sẽ giúp động cơ hoạt động bền bỉ cũng như giảm thiểu được nguy cơ hư hỏng gây tốn kém, mất thời gian. Người dùng cần bảo dưỡng máy theo định kỳ, có thể từ 3-6 tháng/1 lần và cần phải căn cứ vào những mốc thời gian bảo dưỡng máy phát điện sau để xác định các nội dung bảo dưỡng cho phù hợp nhất:
2.1 Thời gian từ 0 – 1000 giờ hoạt động
Nếu máy phát điện của bạn đã hoạt động được trong khoảng thời gian này thì cần phải tiến hành các nội dung công việc sau:
- Kiểm tra lịch sử hoạt động của máy (giờ chạy và tình trạng của máy)
- Kiểm tra hệ thống các động cơ và các bộ phận phục vụ của máy
- Kiểm tra sự liên kết của bulông chân máy và xung quanh động cơ
- Kiểm tra mức dầu đốt, nước làm mát và nhớt bôi trơn
- Kiểm tra sơ bộ tình trạng chất lượng nhiên liệu, nước LM và nhớt BT
- Kiểm tra hệ thống khí nạp và cả hệ thống xả.
- Kiểm tra các đường ống thông hơi của máy
- Kiểm tra về độ căng dây Curoa.
- Kiểm tra chất lượng hoạt động của các cánh quạt.
- Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.
2.2 Thời gian từ 1000 – 2000 giờ hoạt động
Đối với máy đã hoạt động trong khoảng thời gian này, người tiêu dùng cần tiến hành lặp lại các nội dung kiểm tra định kỳ cấp độ 1 và thực hiện thêm một số công việc sau:
- Kiểm tra lượng nước làm mát trong máy, nếu thiếu phải châm thêm.
- Kiểm tra các hệ thống lọc khí, bộ lọc gió và tiến hành thay thế (nếu cần)
- Kiểm tra hệ thống các đường ống cứng, ống mềm và các mối nối.
- Kiểm tra hệ thống tắt máy khẩn cấp có hoạt động hay không
- Kiểm tra bộ tản nhiệt, vệ sinh (nếu cần)
- Kiểm tra hệ thống van hằng nhiệt (Nếu có)
- Kiểm tra bình ắc quy, dây nạp và dây khởi động cho ắc quy
- Ngoài ra, còn tiến hành bảo đảm đủ phụ tùng và vật tư thay thế, nhớt máy hệ thống lọc nhớt BT, lọc dầu đốt và lọc gió (nếu cần).
- Tiến hành cho máy vận hành thử và kiểm tra tổng thể máy phát điện
2.3 Thời gian từ 2000 – 6000 giờ hoạt động
Đối với những loại máy đã hoạt động khá lâu, trong khoảng từ 2000 – 6000 giờ hoạt động, thì người dùng cần lập lại chế độ bảo trì cấp độ 2 và tiến hành các nội dung sau:
- Kiểm tra bình điện. ( Thay mới nếu không đủ điện )
- Siết lại các bu lông bị lỏng.
- Đo và kiểm tra độ cách điện của máy ( Đầu phát điện )
- Tiến hành làm sạch động cơ và điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp
- Cân chỉnh lại áp lực vòi phun (nếu cần thiết).
- Kiểm tra các hệ thống bảo vệ cho động cơ.
- Thực hiện quét mỡ bánh căng đai và phần ngoài động cơ.
- Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống các bộ phận của máy
3. Một số lưu ý quan trọng khi bảo dưỡng máy phát điện
Trong quá trình thực hiện bảo dưỡng máy phát điện tại nhà, người dùng cần chú ý đến một số nội dung sau:
- Thứ nhất, phải luôn giữ cho môi trường xung quanh máy phát điện được thông thoáng, sạch sẽ, không có các vật thể không liên quan nằm trong hay ngoài máy.
- Thứ hai, không để các vật thể kim loại (như đinh, tua vít, đồng xu v..v.. ) rơi vào bên trong động cơ máy phát điện.
- Thứ ba, chú ý lắng nghe tiếng động cơ máy khi khởi động. Nếu thấy có âm thanh không bình thường phải dừng và kiểm tra lại máy.
- Thứ tư, trong quá trình bảo dưỡng, nếu xảy ra các mối nguy hại khác thì người dùng cần tìm đến ngay đơn vị sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Trên đây là thông tin về các mốc thời gian bảo dưỡng máy phát điện chuẩn nhất mà người tiêu dùng có thể tham khảo. Ngoài ra, nếu thiết bị của bạn gặp lỗi không thể tự khắc phục tại nhà thì có thể liên hệ ngay với Minh Khang Electric – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ về máy phát điện và giao dịch có biên bản bảo dưỡng máy phát điện nên bảo đảm uy tín và chất lượng.