Định mức bảo dưỡng máy phát điện bao nhiêu? Chú ý gì?

Mùa hè nắng nóng và thiếu điện thường xuyên, nhiều hộ gia đình ưu tiên sử dụng máy phát điện để sinh hoạt. Máy hoạt động liên tục mà không bảo dưỡng rất dễ hỏng. Vậy bảo dưỡng máy phát điện thế nào? Định mức bảo dưỡng máy phát điện bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những thắc mắc về máy phát điện!

1. Tại sao cần bảo dưỡng máy phát điện?

Nếu bạn muốn nắm được định mức bảo dưỡng máy phát điện, bạn cần hiểu được lý do vì sao cần bảo dưỡng máy phát điện.

Máy móc không phải lúc nào cũng vận hành trơn tru, máy phát điện cũng như vậy. Để đảm máy của bạn luôn hoạt động tốt khi mất điện hoặc các sự cố về điện xảy ra, bạn cần chú ý những lý do sau:

  • Máy phát điện được bảo dưỡng thường xuyên sẽ vận hành ổn định, có được bộ bền cao. Việc bảo dưỡng sẽ giảm thiểu những lỗi nhỏ phát sinh khi máy vận hành.
  • Nếu bạn ít sử dụng máy không có nghĩa là máy không cần bảo dưỡng. Bảo dưỡng thường xuyên giúp hạn chế được tối đa những sự cố đột ngột, đảm bảo hoạt động sản xuất và sinh hoạt của gia đình khi chẳng may mất điện.
  • Nhiều người lầm tưởng rằng bảo dưỡng máy phát điện rất tốn tiền nên không bảo dưỡng. Sự thật bảo dưỡng sẽ giúp máy vận hành trơn tru, giảm thiểu nhiên liệu máy sử dụng, tiết kiệm chi phí. 
Máy phát điện cần thường xuyên được bảo dưỡng

2. Máy phát điện có quy trình bảo dưỡng thế nào?

Thông thường các kỹ thuật viên sẽ định mức bảo dưỡng máy phát điện dựa vào quy trình bảo dưỡng máy. Các chuyên gia đã lập ra 4 mốc thời gian giúp máy được bảo dưỡng hiệu quả: 1 tháng, 3 tháng. 6 tháng, 1 năm tùy theo thời gian và số lần mày chạy. Thông thường, từ 3-6 tháng máy sẽ được kiểm tra để giảm thiểu sự cố.

Mỗi mốc thời gian và tình trạng máy sẽ tương ứng với công việc bảo dưỡng khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập những quy trình bảo dưỡng chính, không thể thiếu:

Bước 1 : Làm sạch lõi lọc gió: Lõi lọc gió bụi bẩn sẽ làm động cơ hoạt động chậm, tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Do đó, được các chuyên gia vệ sinh kỹ

Bước 2 : Thay dầu bôi trơn: Động cơ máy phát điện sử dụng dầu sinh ra ma sát trong quá trình chạy. Lâu ngày ma sát vừa  làm tiêu hao nhiều công suất vừa sinh ra nhiều nhiệt, ảnh hưởng đến máy. Thay dầu bôi trơn giúp máy phát điện có thể hoạt động tốt, bền bỉ và tuổi thọ máy cao hơn. 

Thay dầu bôi trơn là một bước quan trọng trong quy trình.

Bước 3 : Thay nước làm mát, xả e và nước: Máy phát điện khi hoạt động sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn. Nước làm mát đóng vai trò giải nhiệt cho động cơ. Xả air (tức xả e theo cách đọc) là xả khí. Khi ống dẫn dầu chứa nhiều không khí, buồng động cơ máy sẽ không chạy. Xả e và nước để loại bỏ không khí, nước bụi bẩn của máy

3. Bảo dưỡng máy phát điện cần lưu ý gì

Trước, trong và sau quá trình bảo dưỡng máy phát điện luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro gây ảnh hưởng đến người và máy móc. Sổ tay bảo dưỡng máy phát điện của chúng tôi sẽ mách bạn những điều bạn nhất định không được bỏ qua:

  • Sau 50 giờ máy chạy, bạn cần phải xả và thay nhớt động cơ
  • Bạn không nên để máy chạy không tải trong thời gian dài
  • Hãy vận hành máy phát điện thường xuyên, ngay cả khi không mất điện. 3 tháng 1 lần bạn cho máy hoạt động với tải máy phát từ khoảng 30%.
  • Nếu bạn có ý định thay thế phụ tùng của máy hãy sử dụng hàng phụ tùng của hãng máy phát.
  • Trong quá trình thực hiện bảo dưỡng cần đảm bảo an toàn cho người và máy, nhất là các dây điện bị hở

4. Định mức bảo dưỡng máy phát điện

Bảo dưỡng máy phát điện không phải là một công việc đơn giản, nó đòi hỏi người thực hiện cần có chuyên môn và những công cụ thực hiện. Định mức bảo dưỡng máy phát điện sẽ được đưa ra dựa vào những yếu tố sau:

4.1 Hao phí vật liệu

Mức hao phí về vật liệu là mức hao phí bạn cần chú ý khi thực hiện bảo dưỡng. Mức độ bảo dưỡng khác nhau quy định số lượng phụ tùng, nguyên liệu sử dụng ít hay nhiều. Bảo dưỡng máy phát điện có thể sẽ cần: dầu nhớt, lọc nước mới, lọc gió mới,…

Khi máy của bạn bảo dưỡng sẽ có những phụ tùng cũ cần được thay mới. Những phụ tùng này sẽ cũng được tính chung trong mức hao phí vật liệu

4.2 Hao phí lao động

Hao phí lao động hay nói một cách dễ hiểu là tiền công bạn phải trả cho kỹ thuật viên. Tiền công bao gồm thời gian thi công, công sức lao động và trình độ chuyên môn. Nếu bạn thuê những chuyên viên kỹ thuật, mức phí bạn phải bỏ ra đương nhiên cao hơn so với kỹ thuật viên ít chuyên môn hơn

4.3 Hao phí máy thi công

Mức hao phí máy thi công là số máy móc sử dụng trong quá trình bảo dưỡng máy phát điện. Các trang thiết bị chuyên dụng đóng vai trò rất quan trọng  trong quá trình bảo dưỡng, nó sẽ được các kỹ thuật viên chuẩn bị sẵn.

Định mức bảo dưỡng máy phát điện được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố

Chú ý: Theo sổ tay bảo dưỡng máy phát điện của chúng tôi, các công ty bảo dưỡng sẽ đưa ra định mức dựa trên tình trạng máy. Quá trình định mức như sau: khảo sát máy- đưa ra giải pháp- thông tin định mức bảo dưỡng máy phát điện. Sau các bước trên, khách hàng sẽ là người quyết định có tiến hành bảo dưỡng hay không.

5. Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quan về quy trình bảo dưỡng cũng như định mức bảo dưỡng máy phát điện mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích về máy phát điện!

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện với những mức phí và quy trình khác nhau. Minh Khang Electric được biết đến là một đơn vị uy tín với 15 năm kinh nghiệm, uy tín trên thị trường.

Đội ngũ nhân viên có tay nghề cao và trang thiết bị chuyên dụng, chính sách hậu mãi hấp dẫn là yếu tố giúp Minh Khang Electric có được sự tin tưởng từ khách hàng.

Nếu bạn quan tâm thêm những dịch vụ khác của máy phát điện, hãy truy cập ngay vào trang web Minh Khang Electric để biết thêm thông tin chi tiết!

One thought on “Định mức bảo dưỡng máy phát điện bao nhiêu? Chú ý gì?

  1. Pingback: 3 mốc thời gian bảo dưỡng máy phát điện đúng quy trình 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *