Cách sửa máy phát điện chạy dầu khi gặp những lỗi cơ bản

Trong quá trình sử dụng máy phát điện, bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng máy phát điện gặp các lỗi khiến cho máy không thể hoạt động bình thường. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sửa máy phát điện chạy dầu ngay tại nhà khi máy gặp những lỗi cơ bản.

1. Những lỗi thường gặp ở máy phát điện chạy dầu 

1.1 Động cơ của máy không khởi động

Hiện tượng động cơ không khởi động là sự cố thường gặp ở nhiều máy phát điện chạy dầu. Động cơ không khởi động khiến máy không hoạt động, không cung cấp nguồn điện dự phòng, làm quá trình vận hành bị gián đoạn. Tình trạng này xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:

  • Do không có nhiên liệu vào xilanh. Nghĩa là nhiên liệu chưa được đổ vào bên trong của thùng nhiên liệu. 
  • Van thoát cao áp hoặc piston bơm cao áp bị mòn, bị kẹt hay gãy lò xo. 
  • Do các van của bơm cung cấp nhiên liệu không kín sát, bình lọc nhiên liệu đã bị bẩn hay không khí lọt vào bên trong hệ thống.
  • Thanh răng bơm cao áp bị kẹt, điều chỉnh bơm cao áp sai lệch.
  • Nhiên liệu không đạt chất lượng hay nhiên liệu phun kém không đủ để máy hoạt động.
Cách sửa máy phát điện chạy dầu khi gặp sự cố không nổ

1.2 Máy phát điện không đảm bảo công suất như ban đầu

Tình trạng máy phát điện không đảm bảo công suất như lúc ban đầu do nhiều yếu tố như nhiệt độ, nhiên liệu và hệ thống chuyển động. Nhiều khi, tất cả yếu tố này đều cùng xuất hiện do quá trình bảo dưỡng sai cách.

Có thể do chất lượng nhiên liệu không đảm bảo bởi bị pha lẫn những tạp chất khác. Dây curoa ở hệ thống truyền động đã quá dão, bị gãy răng hoặc các bánh răng đã quá hao mòn. 

Máy bị quá nhiệt do hệ thống tản nhiệt đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả do thiếu nguồn nước làm mát.

1.3 Lỗi công suất của động cơ máy không đủ

Lỗi công suất của động cơ ở máy phát điện chạy dầu có thể do nhiên liệu vào xi lanh không đủ, nhiên liệu sử dụng không đạt chất lượng, nhiên liệu phun kém.

Động cơ quá nóng bởi két làm mát ngoài bị bẩn, nước không đủ trong hệ thống hay có cặn bẩn phía trong hệ thống làm mát là nguyên nhân gây ra lỗi công suất của động cơ máy phát điện chạy dầu.

1.4 Động cơ của máy làm việc không ổn định

Hiện tượng động cơ làm việc chập chờn, không ổn định sẽ khiến nguồn điện cấp cũng không ổn định, gây nguy hiểm đến các thiết bị điện. Nguyên nhân là do:

  • Các bầu lọc nhiên liệu bị bụi bẩn, trong hệ thống có không khí hay do piston bơm hoặc van cao áp bị treo.
  • Do gãy lò xo kim phun, gãy lò xo van cao áp hay piston bơm cao áp. 
  • Nhiên liệu bị rò rỉ ở các chỗ nối của ống cao áp, xupap động cơ bị treo. 
  • Lỗ trong nắp thùng nhiên liệu bị bám bẩn, thanh răng và khớp nối trục bộ điều tốc bị kẹt.

1.5 Động cơ làm việc phát ra tiếng gõ

Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là do những phát sinh xảy ra khi trong buồng đốt nhiên liệu hoặc dầu nhờn bốc cháy sớm hơn, điều này tạo nên áp suất tăng cao đột ngột bên trong xi lanh. 

Cũng có thể là do kim phun đã bị chảy nhiên liệu, buồng đốt có dầu nhờn lọt vào, cân bơm không chính xác hay xéc măng bị bó kẹt hoặc bị mài mòn.

Trường hợp động cơ làm việc phát ra tiếng gõ chủ yếu do góc phun dầu sớm lớn. Tiếng kêu này khi tăng ga sẽ nghe rõ nhưng đến khi ga lớn thì mất hẳn.

Hệ thống phun dầu quá cũ sau một thời gian sử dụng

1.6 Máy phát điện xả khói đen hoặc khói xám

Trường hợp máy phát điện chạy dầu xả ra khói đen hoặc khói xám là do thừa nhiên liệu, không đủ không khí, chất lượng phun nhiên liệu còn kém. Có thể bởi nhóm piston – xi lanh, xupap hoặc bệ xupap bị mòn lệch, áp suất nén thấp.

2. Cách sửa máy phát điện chạy dầu gặp sự cố khi đang hoạt động 

Khi máy phát điện chạy dầu gặp những lỗi trên, bạn có thể khắc phục bằng những cách sửa chữa máy phát điện chạy dầu được gợi ý dưới đây:

2.1 Vệ sinh nắp thùng nhiên liệu và lưới lọt ở miệng rót dầu

Một trong những cách sửa chữa máy phát điện chạy dầu đó là vệ sinh nắp thùng nhiên liệu và bộ phận lưới lọt ở miệng rót. Khi vệ sinh nắp thùng và lưới lọc, cần rửa sạch chúng bằng dầu diesel hoặc bằng dầu lửa. Bạn cần phải thay mới khi cảm thấy chúng hư hỏng quá nặng.

2.2 Xả không khí thoát khỏi hệ thống động cơ

Trong quá trình xả khí ở đường dầu áp lực thấp hãy tháo các đinh ốc ở bầu lọc và bơm. Trong quá trình xả gió ở cao áp thì cần nới lỏng các đầu nối của ống cao áp.

Khi xả gió tại các động cơ không có bơm tay, hãy để tay ga đặt ở vị trí lớn nhất sau đó cho động cơ quay bằng máy khởi động. Quá trình này cần phải tiến hành cẩn thận để tránh việc khởi động động cơ gặp khó khăn, động cơ làm việc bị ngắt quãng.

Xả không khí ra khỏi động cơ là một cách sửa máy phát điện chạy dầu

2.3 Vệ sinh thùng nhiên liệu

Trước khi để máy phát điện dầu làm việc, hãy xả cặn lắng qua khóa xả của thùng nhiên liệu.

Khi rửa thùng nhiên liệu cần tháo thùng ra khỏi máy phát điện, sau đó xả hết nhiên liệu trong thùng. Tiếp theo, đổ một lượng nhỏ dầu lửa hoặc dầu diesel súc thùng và xả ra ngoài, tới khi nhiên liệu chảy ra được trong sạch thì dừng.

2.4 Luôn cung cấp đủ nhiên liệu cho máy

Việc cung cấp đủ nhiên liệu, dầu đạt chuẩn cho máy là cách sửa máy phát điện chạy dầu giúp cho máy trở lại hoạt động trơn tru và ổn định.

2.5 Bảo dưỡng vòi phun thường xuyên 

Vòi phun cần được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo chất lượng khi máy phát làm việc. Quá trình bảo dưỡng này cần được tiến hành ở các xưởng có trang bị và dụng cụ sửa chữa chuyên dùng.

Bảo dưỡng máy phát điện thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ của máy

3. Những việc cần làm để hạn chế lỗi hỏng máy phát điện

Người dùng luôn có tâm lý chung là mong muốn thiết bị, máy móc của mình không bị hỏng hóc, bền đẹp, vận hành tốt. Để mong muốn này được hiện thực hóa, người dùng máy phát điện cần nắm bắt được cách sửa chữa máy phát điện chạy dầu, những tuyệt chiêu giúp kéo dài tuổi thọ của máy.

3.1 Cho máy phát điện chạy thường xuyên

Khi máy phát điện không được sử dụng trong một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng hỏng hóc. Vì vậy, nên cho máy khởi động từ 2 đến 3 tiếng, nửa tháng hoặc mỗi tháng 1 lần.

3.2 Lưu ý khoảng thời gian khởi động máy

Sau khi khởi động máy phát điện, để máy chạy trong vòng 10 phút rồi mới nối các thiết bị điện khác vào máy. Việc này sẽ giúp cho máy phát điện hoạt động ổn định và tốt hơn. 

3.3 Tắt máy theo đúng quy trình

Khi không sử dụng máy phát điện nữa hãy tắt máy theo đúng quy trình.

  • Bước 1: Rút hết tất cả các thiết bị đang sử dụng ra khỏi máy phát điện.
  • Bước 2: Nhìn lên đồng hồ của máy phát điện xem còn hiển thị thông số nào hay không. Nếu còn thông số hiển thị trên đồng hồ, hãy tắt và rút chìa khóa ra. 

Việc làm theo đúng quy trình sẽ tránh được tình trạng bình ắc quy của máy phát điện nhanh hết.

3.4 Kiểm tra nhiên liệu trước khi sử dụng máy

Chỉ sử dụng nhiên liệu thực sự phù hợp với loại máy phát điện đang sử dụng.

Trước khi tiếp thêm nhiên liệu cho máy phát điện phải để cho máy nguội. Vì nhiên liệu có thể bốc cháy nếu ta vô tình đổ vào khi bình đang nóng.

Ngoài ra, bình đựng nhiên liệu phải có nắp che đậy cẩn thận. Hơi xăng dầu sẽ lan ra mặt đất và cháy lớn do tia lửa phát ra từ một công tắc trong thiết bị hay từ một thiết bị.

Kiểm tra nhiên liệu trước khi bỏ vào máy phát điện

3.5 Kiểm soát công suất máy

Máy phát điện khi mua về cần phải phù hợp với công suất thực tế. Người dùng cần xác định lượng điện năng mà các thiết bị sử dụng trong cùng một thời điểm. 

Hãy lựa chọn máy có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế một khoảng từ 20 – 25%. Điều này có nghĩa là máy phát điện phải sản xuất ra được mức điện năng tiêu thụ. Bởi vì những thiết bị được kết nối vào máy, xét cả trường hợp tăng điện áp lúc bật máy.

Chỉ sử dụng khoảng 80% công suất định mức của máy. Việc sử dụng thiết bị có điện năng tiêu thụ lớn hơn điện áp của máy sẽ làm cho cầu chì của máy bị nổ, thậm chí có thể làm hỏng các thiết bị khác đang kết nối với máy phát điện.

3.6 Bảo quản máy phát điện đúng cách

  • Sau mỗi lần vận hành máy, bạn cần làm sạch máy, siết chặt những ốc vít bị hỏng, kiểm tra quạt gió làm mát, nhớt và cả bình xăng con.
  • Sau 50 giờ đầu tiên sử dụng máy, bạn cần thay nhớt, vệ sinh bộ lọc nhớt và lọc nhiên liệu sạch sẽ.
  • Sau mỗi khoảng cách 100 giờ, phải đổ hết nhớt cũ trong máy và thay thế bằng nhớt mới, thay dây đai và làm sạch bộ lọc gió.
  • Khi máy hoạt động được trên 500 giờ, bạn nhớ thay bugi đánh lửa, bộ chế hòa khí cũng cần được thay, sau đó kiểm tra và làm sạch thùng chứa nhiên liệu.

3.7 Đặt máy ở vị trí chắc chắn, thoáng khí

Máy phát điện nên đặt ở những chỗ khô thoáng, tránh những nơi ẩm ướt, có mái che chắn cẩn thận phòng ngừa hư hỏng các thiết bị, tránh bị điện giật. Không đặt máy tại các chỗ thông gió như cửa sổ, cửa chính, tránh lượng khí CO. Lưu ý, khi vận hành khung và vỏ máy cần phải được tiếp đất.

Đặt máy phát điện ở vị trí thoáng mát giúp tránh những lỗi hư hỏng ở máy 

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải, hướng dẫn bạn cách sửa chữa máy phát điện chạy dầu khi gặp sự cố. Nếu trong trường hợp máy phát điện của bạn gặp lỗi phức tạp không thể tự khắc phục tại nhà, vui lòng liên hệ ngay với đơn vị sửa chữa máy phát điện uy tín nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

3 thoughts on “Cách sửa máy phát điện chạy dầu khi gặp những lỗi cơ bản

  1. Pingback: Tiết lộ dịch vụ sửa chữa máy phát điện tại TPHCM tốt nhất 2023

  2. Pingback: Địa chỉ sửa máy phát điện inverter uy tín tại TP.HCM 2023

  3. Pingback: TOP 4 cách sửa chữa máy phát điện hiệu quả người chưa biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *