Hiện nay, nhu cầu sử dụng máy phát điện chạy xăng trong các hộ gia đình rất lớn, vì chúng có khả năng cung cấp nguồn điện dự trữ trong những trường hợp mất điện. Vì vậy, việc trang bị cho bản thân những kiến thức về cách sử dụng và cách sửa máy phát điện chạy xăng là điều cần thiết, phòng khi có sự cố xảy ra.
1. Định mức sửa chữa máy phát điện
Nếu không có kinh nghiệm hay chuyên môn, bạn không nên tự ý sửa máy phát điện tại nhà. Vì nếu không khắc phục đúng nguyên nhân gây ra lỗi ở máy phát điện, điều này sẽ chỉ khiến máy hỏng nặng hơn và có thể gây nguy hiểm cho người sửa chữa.
Tốt nhất là bạn nên nhờ đến bên hỗ trợ kỹ thuật của cửa hàng bạn đã mua máy hoặc nhờ đến các đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa máy phát điện. Giá thành sửa chữa máy phát điện tùy thuộc vào thương hiệu, mức độ hỏng nặng hay nhẹ, xuất xứ của máy phát điện.
Những yếu tố quyết định chi phí sửa chữa:
- Mức độ hư hỏng của máy: Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định mức chi phí phải bỏ ra để sửa chữa máy phát điện. Nếu máy chỉ hỏng ở mức độ nhẹ, có thể xử lý mà không cần thay thế phụ kiện thì giá thành sẽ không quá cao. Còn trường hợp cần phải thay thế phụ kiện cho máy để máy có thể trở lại hoạt động bình thường thì giá sẽ cao hơn.
- Thương hiệu của máy phát điện: Mỗi dòng máy phát điện đều sẽ có cấu tạo khác nhau. Thương hiệu bạn đang sử dụng càng cao cấp, chi phí sửa chữa càng cao. Kèm với đó là độ phổ biến của linh kiện máy cũng rất quan trọng, những điều này sẽ quyết định đến chi phí sửa chữa máy phát điện của bạn.
- Thời điểm máy hư hỏng: Khi máy phát điện có dấu hiệu bị lỗi, người dùng không khắc phục ngay mà vẫn cố sử dụng. Điều này khiến cho tình trạng lỗi trở lên nặng hơn, khi đem đi sửa chắc chắn chi phí sửa chữa sẽ cao hơn nhiều so với ban đầu.
- Dịch vụ sửa chữa: Ngày nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều trung tâm sửa chữa máy phát điện. Để đảm bảo máy phát điện được sửa chữa với giá thành phải chăng, bạn nên lựa chọn những địa chỉ lâu năm, có uy tín và có cách sửa máy phát điện chạy xăng đúng cách.
2. Cần chuẩn bị gì khi tự sửa chữa máy phát điện chạy xăng?
Trước khi bắt tay vào sửa chữa máy phát điện chạy xăng, bạn cần nắm rõ những dụng cụ, thao tác cần chuẩn bị để quá trình sửa chữa được diễn ra đúng trình tự.
2.1 Chuẩn bị dụng cụ chuyên dùng khi đi bảo trì
Khi sửa chữa máy phát điện chạy xăng, bạn cần chuẩn bị:
- Dụng cụ đồ nghề: Tùy thuộc vào hãng sản xuất máy phát điện, model, công suất và cấp độ bảo trì để chuẩn bị những dụng cụ sửa chữa.
- Chuẩn bị các thiết bị đo, kiểm tra áp suất như: nước làm mát, nhiệt độ dầu bôi trơn, nhiệt độ khí nén, khí đốt,…
- Các thiết bị dùng để đo, kiểm tra phần điện như: đồng hồ đa năng, đồng hồ megaôm.
- Các thiết bị dùng để đo, kiểm tra động cơ Diesel như: thước cặp, thước lá, bộ điều chỉnh góc phối khí, bộ dụng cụ kiểm tra chất lượng khói, bộ dụng cụ kiểm tra chất liệu nhớt, cần lực, góc phun sớm, súng bắn nhiệt độ,…
2.2 Trang bị bảo hộ lao động
Hãy đảm bảo bạn đã mặc quần áo bảo hộ lao động quy định trước khi tiến hành sửa chữa máy phát điện. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh bạn.
Đồ bảo hộ bao gồm: kính bảo hộ, bộ đồ bảo hộ, áo bảo hộ và găng tay bảo hộ.
2.3 Chuẩn bị biển cảnh báo
Hãy nhớ đặt biển cảnh báo và giăng dây cảnh báo ở khu vực đang bảo trì, điều này giúp mọi người đề phòng và tránh xa khu vực đang sửa chữa máy phát điện.
2.4 Tắt nguồn điện máy
Cách sửa máy phát điện chạy xăng, khi tiến hành sửa chữa hãy đảm bảo máy không còn hoạt động và đang trong tình trạng nguội. Hãy tắt hẳn các chế độ vận hành của máy, tắt điện nguồn vào tủ điều khiển, tách ắc quy ra khỏi liên kết động cơ, tắt tải của đầu phát, giúp việc bảo trì được thực hiện an toàn và hiệu quả.
Tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn sửa chữa máy phát điện các loại
3. Cách sửa chữa máy phát điện chạy xăng để máy hoạt động bình thường
Khi máy phát điện chạy xăng gặp phải sự cố vấn đề, bạn nên tiến hành kiểm tra máy. Điều này sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân sự cố máy đang gặp phải và tìm ra cách sửa máy phát điện chạy xăng an toàn và hiệu quả.
3.1 Kiểm tra nhiên liệu của máy
Hãy tiến hành kiểm tra nhiên liệu của máy để xem vấn đề có nằm ở nhiên liệu hay không. Có thể máy phát điện đã lâu không được sử dụng, khiến mức nhiên liệu xuống thấp hoặc cạn kiệt.
Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy, bạn cần có thói quen kiểm tra nhiên liệu thường xuyên, kiểm tra trước khi vận hành khởi động máy.
Với tất cả các máy móc hay thiết bị điện, nếu lâu ngày không sử dụng đều có thể bị hỏng hóc. Vì vậy, nếu lâu ngày không sử dụng đến máy phát điện, thỉnh thoảng bạn nên khởi động máy chạy một chút.
3.2 Khởi động lại máy bằng tay
Máy phát điện chạy xăng gặp tình trạng không nổ có thể do ắc quy đang gặp vấn đề, hoặc hết ắc quy.
Bạn cần thực hiện nổ máy bằng tay để kiểm tra máy. Thao tác này cần được nắm rõ khi sử dụng máy phát điện, giúp đề phòng khi máy gặp trục trặc.
Nếu khởi động được máy phát điện được bằng tay thì vấn đề chắc chắn nằm ở bình ắc quy. Khi đã biết nguyên nhân khiến máy không hoạt động, hãy tiến hành sửa chữa để máy trở lại hoạt động bình thường.
Một số máy phát điện chạy xăng khác có thể tự khởi động bằng pin. Bạn hãy thử khởi động máy bằng tay để xem nguyên nhân có phải do lỗi pin hay không. Nếu máy phát điện có thể khởi động bằng tay thì khả năng cao rằng pin tự khởi động đã chết và bạn cần phải thay pin mới cho máy.
3.3 Kiểm tra tải
Khi đang sử dụng máy phát điện mà bỗng máy dừng đột ngột nhiều lần, lúc này máy phát điện đang bị quá tải.
Thông thường, máy phát điện hoạt động với một lượng tải phù hợp với công suất của máy. Các dòng máy phát điện chỉ có thể xử lý được 1 lượng tải trọng nhất định, nếu lượng tải vượt quá giới hạn, máy phát điện sẽ tự ngắt vì không thể kiểm soát được dòng điện.
Nếu bạn đang sử dụng máy phát điện chạy xăng có mức công suất bằng với tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị điện trong gia đình. Hiện tượng máy phát điện bị quá tải vẫn sẽ xảy ra, bởi vì khi hoạt động mức tiêu hao điện năng của các thiết bị sẽ tăng lên. Những thiết bị như tivi màn hình lớn, tủ lạnh, điều hòa,… đều sẽ tiêu tốn một lượng điện lớn, khiến cho máy phát điện của bạn bị quá tải.
Để khắc phục vấn đề, bạn cần tắt bớt các thiết bị đang kết nối với máy phát điện để giảm tải cho máy. Tiếp theo, bạn khởi động lại máy và máy phát điện sẽ trở lại hoạt động bình thường.
3.4 Kiểm tra cầu chì của máy phát điện
Trong trường hợp sau khi sử dụng máy phát điện mà bạn quên chưa đóng cầu chì, điều này khiến cho máy phát điện không thể tạo ra dòng điện để sử dụng. Hãy kiểm tra lại cầu chì và hệ thống chuyển nguồn điện của máy, giúp máy phát điện trở lại hoạt động bình thường.
3.5 Kiểm tra điện áp
Đầu tiên, hãy đo hệ số của điện áp khi không tải và khi có tải bằng thiết bị đo chuyên dụng. Sau đó, bạn so sánh điện áp đo được của máy với thông số máy xem có chính xác không.
Nếu như điện áp của máy không ổn định, điều này có thể do bộ phận khí thải, piston hay do động cơ của máy phát điện. Nếu vấn đề nặng hơn, hãy nhờ đến chuyên viên kỹ thuật xử lý và khắc phục.
4. Những lưu ý khi vận hành và sửa chữa máy phát điện nhỏ
4.1 Những lưu ý khi vận hành máy phát điện
Khi mua máy, chuyên viên kỹ thuật ở bên bán máy sẽ hỗ trợ bạn vận hành thử khi lắp đặt máy. Bạn cần thực hiện theo, vận hành máy đúng theo quy trình. Nếu quá trình vận hành diễn ra sai sót, máy phát điện sẽ có khả năng bị hỏng cao hơn.
- Không kết nối với các thiết bị có mức điện năng tiêu thụ lớn hơn điện của máy phát cung cấp. Hành động này sẽ khiến cầu chì máy phát nổ hoặc các thiết bị kết nối với máy hỏng.
- Giữ cho tay khô, tránh trường hợp khi tay ướt vận hành máy sẽ dễ bị điện giật.
- Tuyệt đối không cho trẻ em hay vật nuôi tiếp xúc với máy phát điện để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.
- Khi máy phát điện đã hoạt động được tầm 50 – 100 giờ, bạn cần thay nhớt và kiểm tra nước làm mát, các bộ phận quạt gió giúp bảo đảm ổn định trước khi hoạt động.
4.2 Những lưu ý khi thực hiện sửa chữa máy phát điện nhỏ
Trước khi bắt tay vào sửa chữa máy phát điện, bạn cần nắm vững nguyên nhân, cách sửa máy phát điện chạy xăng và lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra hệ thống điện cẩn thận trước khi bắt tay vào quy trình sửa chữa máy phát điện.
- Ngắt hệ thống điện để đảm bảo an toàn của bản thân và mọi người.
- Không thực hiện sửa chữa ở những vị trí ẩm ướt để tránh bị chập điện.
- Trong quá trình sửa chữa, không đổ thêm nhiên liệu vào khi máy phát điện đang vận hành.
- Lựa chọn linh kiện phù hợp và tương thích với máy. Tránh trường hợp linh kiện không phù hợp làm máy gặp trục trặc khi đang hoạt động hoặc có thể bị hỏng nặng hơn.
Kết luận
Trên đây là một số lưu ý khi vận hành và cách sửa máy phát điện chạy xăng khi máy xảy ra sự cố. Mong rằng bài viết này sẽ khắc phục được tình trạng bạn đang gặp phải, giúp cho máy phát điện chạy xăng của gia đình bạn sớm trở lại hoạt động bình thường.
Pingback: Sửa máy phát điện không nổ được: 7 bước sửa ngay tại nhà 2023
Pingback: Tiết lộ dịch vụ sửa chữa máy phát điện tại TPHCM tốt nhất 2023
Pingback: Dịch vụ sửa máy phát điện Honda uy tín - Minh Khang Electric