Sửa máy phát điện không nổ được: 7 bước sửa ngay tại nhà

Trong quá trình sử dụng và vận hành máy phát điện, thiết bị phát điện của bạn gặp tình trạng không nổ. Khi gặp sự cố máy không thể khởi động, chúng ta cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và cách sửa máy phát điện không nổ được.

1. Tại sao máy phát điện không nổ được?

Máy phát điện không nổ được là tình trạng khá phổ biến. Máy phát điện không thể khởi động sẽ không cung cấp được nguồn điện dự phòng cho các thiết bị khác trong trường hợp mất điện. 

Sự cố máy phát điện không nổ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Dưới đây, là một số nguyên nhân thường gặp khiến máy phát điện không nổ được.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy phát điện không nổ

1.1 Nhiên liệu không được cung cấp vào xi lanh

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến máy phát điện không nổ được nằm ở nhiên liệu. Những máy phát điện ngày nay hầu hết đều sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel và xăng. Nguồn nhiên liệu này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của máy phát điện, hiệu quả sản xuất và khả năng cung cấp điện năng của máy. 

Hệ thống nhiên liệu bị lỗi khiến máy phát điện không nổ

Nếu máy phát điện của bạn không nổ được, khả năng cao là do nhiên liệu của máy đang gặp vấn đề. Nguyên nhân do: 

  • Nhiên liệu bên trong thùng chứa không đủ, điều này khiến cho máy không có đủ nhiên liệu để cung cấp cho quá trình khởi động máy. Thông thường, quá trình khởi động sẽ tốn nhiều nhiên liệu hơn so với lúc máy vận hành bình thường. Hãy tiếp thêm nhiên liệu, đủ để máy có thể khởi động và hoạt động bình thường.
  • Nhiên liệu không thể xuống chế hòa khí do khóa nhiên liệu bị khóa, dẫn tới tình trạng máy phát điện không nổ được. Hãy tiến hành kiểm tra khóa nhiên liệu, nếu chưa mở khóa hãy mở cửa khóa rồi vận hành máy như bình thường. 
  • Van thoát bị kẹt, gãy. Nếu vấn đề không thể khắc phục, hãy thay mới những thiết bị này.
  • Van bơm cung cấp nhiên liệu tới máy bị hở, điều này khiến cho hiệu suất phun nhiên liệu không được tối ưu, máy xảy ra hiện tượng khó nổ. Nếu nguyên nhân nằm ở van bơm của máy phát điện, hãy thực hiện vệ sinh thiết bị này để máy trở lại hoạt động bình thường.
  • Nguyên nhân có thể do bình lọc nhiên liệu bị bám bẩn, hãy tiến hành loại bỏ những chất bẩn này.
  • Lượng không khí trong hệ thống gặp vấn đề. Hãy kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
  • Xảy ra hiện tượng kẹt thanh răng bơm cao áp và hiện tượng sai lệch bơm cao áp. Bạn hãy điều chỉnh sao cho phù hợp với máy. 

1.2 Sử dụng nhiên liệu kém chất lượng hay không phù hợp

Theo khuyến cáo từ phía nhà sản xuất, người dùng nên sử dụng nhiên liệu phù hợp với máy phát điện đang sử dụng. Tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng xăng đối với máy phát điện chạy bằng dầu và ngược lại. Sử dụng nhiên liệu không phù hợp sẽ khiến máy không thể hoạt động mà thậm chí còn khiến động cơ của máy bị hỏng, hiệu suất giảm.

Chất lượng nhiên liệu không đạt chuẩn, bên trong thùng chứa nhiên liệu bị bám bụi bẩn hoặc nước, điều này cũng sẽ khiến cho máy phát điện không hoạt động. Hãy xả hết nhiên liệu có trong máy và thêm nhiên liệu mới vào, máy sẽ trở lại hoạt động bình thường.

1.3 Động cơ hỏng bugi hoặc bugi bị bám bẩn

Nguyên nhân khiến máy phát điện không nổ có thể do động cơ hỏng bugi hoặc bugi bị chất bẩn bám vào. Để sửa máy phát điện không nổ được do có chất bẩn bám vào bugi, bạn dùng máy thổi, khăn sạch để lau chùi vệ sinh sạch sẽ, rồi khởi động lại thiết bị phát điện một lần nữa.

Thay mới khi bugi bị hỏng

1.4 Thời điểm nhiên liệu vào xi lanh không phù hợp

Thời điểm máy phun nhiên liệu và đánh lửa động cơ cũng làm ảnh hưởng đến đề nổ, khởi động máy. Nhiên liệu được bơm sớm hoặc muộn hơn có thể do:

  • Con đội BCA, cân bơm bị điều chỉnh sai lệch. Để sửa máy phát điện không nổ được, bạn nên điều chỉnh lại các thông số này sao cho phù hợp.
  • Kiểm tra cơ cấu truyền động BCA. Nếu bộ phận này bị hao mòn nhiều, hãy thay mới để đảm bảo hiệu suất đạt mức tốt nhất.

1.5 Nhiệt độ cuối và áp suất khí nén không đủ

Trong quá trình máy phát điện hoạt động, nhiệt độ và áp suất không khí luôn được duy trì, điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu xảy ra sai số, có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Các xupap bị treo hoặc không kín, lò xo của xupap trong động cơ bị yếu hoặc đã gãy. Cần tiến hành kiểm tra để điều chỉnh, thay thế bộ phận này.
  • Bạc xéc măng của máy bị kẹt hoặc gãy, xi lanh đã bị ăn mòn. Hãy tháo gỡ xéc măng bị kẹt và thay thế những linh kiện bị gãy hoặc bị ăn mòn.
  • Bề mặt của xi lanh bị khô, đệm nắp máy mục nát. Hãy sử dụng dầu bôi trơn, giúp cho bề mặt xi lanh được trơn tru và thay chiếc đệm nắp mới cho máy.

Hướng dẫn cách sửa máy phát điện chạy xăng khi máy gặp sự cố 

2. Quy trình sửa máy phát điện không nổ được

Để máy phát điện được sửa chữa đúng cách, bạn cần tuân thủ theo 7 bước kiểm tra dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra bugi

Hãy tiến hành kiểm tra bugi để biết bugi còn hoạt động tốt hay không. Nếu bugi không còn hoạt động thì cần phải thay mới, nếu bugi vẫn hoạt động hãy tiến hành vệ sinh sạch sẽ.

Bước 2: Kiểm tra hoạt động của quạt thông gió

Quạt thông gió có tác dụng làm mát và giúp điều tiết lượng không khí trong quá trình đốt cháy nhiên liệu và quá trình máy nổ. Vì vậy. nếu gặp tình trạng máy phát điện không nổ, cần kiểm tra xem quạt thông gió có bị bám bụi bẩn hay không để tiến hành vệ sinh lau chùi sạch sẽ.

Quạt thông gió của máy phát điện

Bước 3: Kiểm tra nhớt của máy 

Kiểm tra máy có bị chảy nhớt không là điều cần thiết trong quá trình sửa máy phát điện không nổ được. Nếu ốc xả nhớt bị gỉ, hãy siết chặt ốc xả nhớt để hạn chế nhớt chảy ra bên ngoài.

Bước 4: Kiểm tra nhiên liệu của máy

Hãy kiểm tra xem nhiên liệu bên trong thùng chứa đã phù hợp chưa, có còn đủ để chạy không hay có bị bám bụi bẩn không để tiến hành làm sạch.

Kiểm tra nhiên liệu trước khi khởi động máy phát điện

Bước 5: Kiểm tra dây đai máy phát điện 

Nếu máy chạy chậm, bạn cần tăng ga. Nếu tăng ga rồi mà mức điện áp vẫn không đủ, bạn cần thực hiện kiểm tra dây đai của máy phát điện. Nếu chúng bị chùng và lòng, hãy điều chỉnh lại.

Bước 6: Kiểm tra tần số và điện áp đầu ra

Nếu tần số và điện áp đầu ra không ổn định. Hãy kiểm tra bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR, nếu bị hỏng thì thay mới.

Bước 7: Khởi động lại máy

Sau khi kiểm tra và điều chỉnh các bộ phận nêu trên, bạn hãy khởi động lại máy và sử dụng máy như bình thường. Trường hợp khi khởi động máy vẫn không phát ra điện, hãy mang máy đến những trung tâm có dịch vụ sửa chữa máy phát điện uy tín.

Hướng dẫn sửa chữa máy phát điện an toàn và hiệu quả 2023

3. Biện pháp phòng ngừa máy phát điện không nổ được

Trong quá trình sử dụng máy phát điện, người dùng cần lưu ý từ những điều nhỏ nhất. Điều này sẽ giúp cho tuổi thọ của chiếc máy phát điện được nâng cao và hoạt động bền bỉ hơn. Cụ thể là: 

  • Giữ cho máy tránh xa khỏi bụi bẩn và nước.
  • Khi sử dụng máy phát điện nên quan sát quá trình hoạt động của máy và giá trị chỉ thị của các thiết bị trong máy. 
  • Tuyệt đối không khởi động máy phát điện khi không có bộ lọc khí. Bộ lọc khí giúp ngăn chặn bụi bẩn và những tạp chất khác xâm nhập vào động cơ, tránh sự mài mòn.
  • Thường xuyên kiểm tra bu lông, đai ốc xem có bị lỏng không.
  • Trong thời gian dài không sử dụng máy phát điện, cần tháo dây nối máy và ắc quy. Việc làm này giúp tránh sự cố động cơ khởi động.
  • Nhớ thay lọc gió, lọc dầu, bugi thường xuyên, theo đúng định kỳ.
  • Không để nhiên liệu xăng hoặc dầu trong bình nhiên liệu quá 2 tuần.
  • Mỗi tháng kiểm tra máy phát điện tối thiểu 1 lần.
  • Kiểm tra hệ thống làm mát của máy phát điện 2 tuần 1 lần.
  • Bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện theo đúng định kỳ. 
Bảo dưỡng máy phát điện thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ của máy

4. Những lưu ý khi sửa chữa máy phát điện không ra điện tại nhà

4.1 Hiểu rõ nguyên nhân máy đang gặp phải

Điều quan trọng nhất khi tự sửa chữa máy phát điện tại nhà đó là bạn phải chắc chắn đã hiểu rõ vấn đề khiến máy phát điện không ra điện. Có như vậy bạn mới có thể sửa chữa được máy. 

Phải tìm hiểu thật kỹ những lỗi mà máy đang gặp phải và cách sửa chữa máy đúng đắn nhất. Tránh trường hợp sửa sai lỗi khiến tình trạng hư hỏng trở nên nặng hơn trong quá trình sửa máy phát điện không nổ được tại nhà.

4.2 Đảm bảo mọi nguồn điện đã được ngắt

Quá trình sửa máy phát điện không nổ được chỉ bắt đầu khi mọi nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn. Việc này tránh nguy cơ bị điện giật, gây nguy hiểm đến tính mạng.

4.3 Không sửa chữa ở nơi ẩm ướt

Không tiến hành sửa chữa máy phát điện tại những nơi ẩm ướt, tránh gây ra chập điện.

4.4 Chọn linh kiện thay thế phù hợp

Hãy chọn đúng linh kiện cần thiết cho việc sửa máy phát điện không nổ được. Nếu lắp đặt một phụ kiện lạ vào máy, điều đó sẽ làm quá trình hoạt động và vận hành của máy trục trặc. Lúc này máy sẽ có khả năng hỏng nặng thêm.

4.5 Trang bị đồ bảo hộ

Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn cần có bộ đồ bảo hộ lao động, găng tay bảo hộ, kính bảo hộ. 

Mặc đồ bảo hộ khi thực hiện sửa máy phát điện không nổ được 

4.6 Chuẩn bị đủ dụng cụ, thiết bị sửa chữa

Cần chuẩn bị những dụng cụ, các thiết bị như: đồng hồ đa năng, đồng hồ megaôm, bộ dụng cụ kiểm tra chất liệu nhớt,… để thực hiện sửa chữa máy phát điện.

Kết luận 

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, hướng dẫn sửa máy phát điện không nổ được tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải, giúp bạn khắc phục tình trạng của máy phát điện để máy trở lại hoạt động bình thường.

Cách sửa máy phát điện chạy dầu khi gặp những lỗi cơ bản

4 thoughts on “Sửa máy phát điện không nổ được: 7 bước sửa ngay tại nhà

  1. Pingback:  Sửa chữa bảo dưỡng máy phát điện - nên lựa chọn đơn vị nào?

  2. Pingback: Dịch vụ sửa chữa máy phát điện gia đình tại Minh Khang Electric

  3. Pingback: 5 Mẹo sửa máy phát điện không ra điện nhanh chóng

  4. Pingback: Hướng dẫn 5 cách sửa máy phát điện không nổ hiệu quả nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *