Máy phát điện là thiết bị rất dễ gặp những vấn đề trục trặc trong quá trình sử dụng. Do đó, người dùng cần nắm được những kiến thức cơ bản nhất để có thể tự mình kiểm tra và sửa chữa trước khi cất công mang đến cửa hàng chuyên dụng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn một số kinh nghiệm sửa máy phát điện tại chỗ đơn giản và hiệu quả nhất!
1. Máy phát điện là gì?
Máy phát điện đơn giản có thể hiểu là một thiết bị chuyên dùng để biến đổi cơ năng thành điện năng cung cấp cho người tiêu dùng khi có nhu cầu mà điện lưới quốc gia bị cắt. Nguồn cơ năng này được tạo nên bởi các động cơ tuabin nước, gió, động cơ đốt trong hay các nguồn khác.
2. Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy phát điện
Máy phát điện có vai trò quan trọng đặc biệt như vậy. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy lại thường hay gặp phải lỗi. Sau đây cùng điểm qua một số lỗi thường gặp của máy phát điện như sau:
- Máy phát điện khó nổ, thậm chí là không hoạt động
- Dòng tải của máy phát điện phát hiện tăng số lạ thường
- Máy phát điện không có điện áp ra hoặc điện áp ra yếu
- Tiếng động cơ của máy phát điện ồn ào bất thường gây khó chịu
- Máy phát điện thải khí có mùi khét khi hoạt động
- Nhiệt độ và áp suất khí thải cuối kì nén không đủ
3. Kinh nghiệm sửa máy phát điện tại nhà đơn giản nhất
Sau đây là một số kinh nghiệm giúp người tiêu dùng có thể sửa máy phát điện tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhất:
Sửa máy phát điện không đủ điện áp ra
Đối với những loại máy phát điện sử dụng cho gia đình thường có công suất thấp sẽ gặp lỗi này, gây khó chịu cho người dùng khi máy vẫn hoạt động nhưng điện áp lại chập chờn không đủ để hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến lỗi này có thể là do dây dẫn bị đứt hoặc CB để sai vị trí, hư hỏng. Ngoài ra cũng có thể cục AVR bị hư hỏng. Do đó cách khắc phục như sau:
- Thứ nhất người tiêu dùng nên kiểm tra lại chỗ CB xem có đặt sai vị trí hay không. Nếu sai thì chuyển CB từ chế độ OFF sang ON để máy hoạt động. Khi CB bị hư hỏng không sử dụng được nữa thì phải thay mới
- Thứ hai là tiến hành kiểm tra hệ thống dây dẫn xem có bị rò rỉ, bị hở hay có đứt ở đâu không.
- Nếu người dùng đã thực hiện các bước trên mà máy vẫn không khắc phục được. Vậy thì cần phải kiểm tra bộ phận AVR. Bộ phận này khá phức tạp nên người dùng cần đến sự hỗ trợ của các đơn vị sửa chữa máy phát điện.
Sửa máy phát điện có tiếng kêu lạ
Qua quá trình sử dụng thì máy sẽ có những tiếng ồn lớn, tiếng kêu lạ khiến người dùng khó chịu. Thông thường những lỗi này xảy ra do các bu-lông bị lỏng, ổ bi bị mòn do để quá lâu không sử dụng. Nếu không được khắc phục kịp thời, để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác của máy. Do đó để khắc phục, người dùng có thể tham khảo cách sau:
- Người dùng nên kiểm tra lại các chi tiết bu lông ở đầu máy. Không được vặn quá chặt hay quá lỏng.
- Bên cạnh đó cần phải kiểm tra lại ổ bị, tiến hành thay thế nếu bộ phận này bị mòn.
- Đồng thời hãy sử dụng nhiên liệu có chất lượng cao, phù hợp với từng dòng máy để hạn chế các tiếng kêu khi hoạt động.
Sửa máy phát điện không nổ, khó nổ
Khi gặp phải tình trạng này, người dùng cần tiến hành thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra toàn bộ hệ thống công tắc khởi động của máy.
- Kiểm tra bình chứa nhiên liệu, bảo đảm nhiên liệu đầy đủ. Thay thế nhiên liệu khi bị lẫn tạp chất hoặc kém chất lượng.
- Tiến hành vệ sinh bình lọc nhiên liệu, bugi máy và lọc gió thường xuyên.
- Thay thế các linh kiện như IC, bugi mới nếu đã qua thời gian khá lâu không sử dụng.
4. Một vài biện pháp sử dụng giúp hạn chế máy phát điện bị lỗi
Sau đây là một số biện pháp mà người dùng có thể tham khảo để giúp hạn chế các lỗi khi sử dụng máy phát điện:
- Dựa vào nhu cầu sử dụng điện của mình mà lựa chọn công suất máy phù hợp. Tránh việc hoạt động quá công suất sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ máy.
- Khi sử dụng nên đặt máy ở bề mặt phẳng, không đặt ở gần vật dễ gây cháy nổ hoặc trong điều kiện mưa gió, ẩm ướt.
- Thường xuyên lau chùi, vệ sinh toàn bộ bề mặt máy.
- Vệ sinh định kỳ các bộ phận như bugi, hệ thống lọc gió… Tránh để bụi bẩn bám lâu ngày.
- Bảo dưỡng, bảo trì định kỳ theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Nếu không sử dụng thường xuyên thì người dùng nên khởi động lại máy. Tránh để lâu ngày sẽ gây gỉ sét, đơ cứng động cơ dẫn đến hư hỏng không đáng có.
Như vậy, bài viết trên đây từ Minh Khang Electrics đã chia sẻ một số kinh nghiệm sửa máy phát điện tại chỗ mà người dùng có thể tham khảo. Qua đó chúng tôi cung cấp đến bạn đọc những biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng hư hỏng máy phát điện. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể có thêm nhiều nguồn thông tin bổ ích và thú vị nhé!