Máy phát điện là thiết bị cung cấp điện năng giúp cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân trong sinh hoạt và sản xuất. Vậy nên việc bảo trì bảo dưỡng máy phát điện vô cùng cần thiết nhưng không phải ai cũng biết khoảng thời gian bảo trì máy phát điện đúng cách. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn các mốc thời gian bảo trì máy phát điện quan trọng nhất.
Thời gian cần để bảo trì máy phát điện
Máy phát điện càng được bảo trì và bảo dưỡng đúng cách thì có tuổi thọ càng cao. Thời gian bảo trì máy phát điện chủ yếu phụ thuộc vào thời gian sử dụng và công suất máy chạy, máy chạy càng nhiều thì chúng ta cần phải bảo trì càng sớm. Dưới đây là 4 mốc thời gian bảo trì máy phát điện quan trọng:
1. Máy phát điện hoạt động từ 0 – 1000 giờ chạy máy
- Kiểm tra và làm báo cáo chạy máy, xem máy phát điện thời gian hoạt động thế nào? Tình trạng máy ra sao?
- Kiểm tra lần lượt từng hệ thống trong máy: xem máy có bị rò rỉ dầu nhớt, có còn hay két nước làm mát máy không.
- Kiểm tra phần lọc gió của máy phát điện.
- Kiểm tra hệ thống điện, hệ thống đồng hồ điện.
- Kiểm tra hệ thống xả khí thải ra môi trường.
- Kiểm tra phần cánh quạt, ống thông hơi, áp lực nhớt thế nào.
- Sau khi kiểm tra toàn hệ thống máy chúng ta sẽ tiến hành bảo trì
- Nếu không có lỗi hư hỏng bất thường thì tiến hành vệ sinh sạch sẽ máy, phần cánh quạt, lọc gió sau đó thay dầu bôi trơn, thay lọc nhớt và thay lọc nhiên liệu.
Chú ý: Mặc dù hệ thống như dầu nhớt, nhiên liệu hay bộ lọc gió dù không hư hỏng nhưng sau một khoảng thời gian dài sử dụng chúng ta vẫn phải bắt buộc thay theo định kỳ để đảm bảo máy phát điện sẽ vận hành và hoạt động một cách trơn tru nhất.
2. Máy phát điện sau khi hoạt động từ 1000 – 2000 giờ chạy máy
- Đầu tiên vẫn tiến hành kiểm tra thời gian hoạt động và làm báo cáo tình trạng của máy.
- Tiến hành kiểm tra và bảo trì động cơ và các hệ thống trong máy lặp lại như lần thứ nhất.
- Sau khoảng thời gian máy hoạt động tương đối dài chúng ta phải kiểm tra nước làm mát xem đã hết chưa, nếu hết hoặc gần hết thì phải bổ sung thêm.
- Tiến hành kiểm tra hệ thống lọc khí, kiểm tra các mối nối, đường ống dẫn xem có bị nứt gãy gì không.
- Kiểm tra hệ thống điện, bộ hiển thị áp lực trên đường ống, bộ điều khiển và chỉnh hiệu điện thế nếu bị sai lệch.
- Kiểm tra bộ lọc gió, phần cánh quạt và bộ tản nhiệt xem có nhiều bụi bẩn bám dính vào để còn vệ sinh kịp thời
- Sau khi kiểm tra chúng ta tiến hành bảo trì thay dầu bôi trơn, thay dầu nhớt, thay hệ thống lọc gió nếu hư hỏng hoặc bám nhiều bụi bẩn không vệ sinh được và bổ sung nước làm mát.
- Cuối cùng chúng ta khởi động lại máy đảm bảo máy phát điện đã hoạt động một cách ổn định.
3. Máy phát điện từ 2000 – 6000 giờ hoạt động
- Đầu tiên chúng ta vẫn kiểm tra và làm báo cáo cho máy phát điện giống như các lần bảo trì trước.
- Tiếp theo tiến hành kiểm tra hệ thống động cơ trong máy và vệ sinh bụi bẩn sạch sẽ.
- Kiểm tra hệ thống điện và ắc quy xem còn đạt tiêu chuẩn hay không
- Kiểm tra lại các ốc, vít, bulong, mối nối xem có bị nứt gãy hay không sau đó xiết lại cho chặt.
- Kiểm tra đầu phát điện và điều chỉnh các khe hở của xupap.
- Kiểm tra lại hệ thống an toàn
- Tiến hành bảo trì và thay thế các bộ phận, hệ thống bị lỗi hư hỏng.
- Chủ yếu vẫn thay thế các bộ phận cơ bản như lọc gió, lọc dầu, thay dầu bôi trơn, thêm nước làm mát hay lọc nhiên liệu, thay thế ắc quy (nếu cần).
- Ngoài ra, thay thế phần dây ở trục cánh quạt, kiểm tra thay thế ống dầu mềm.
- Cuối cùng chúng ta sẽ khởi động lại máy.
4. Máy phát điện sau 2000 – 6000 giờ hoạt động
- Tương tự với các lần bảo trì trước thì chúng ta tiến hành kiểm tra và làm báo cáo tình trạng của máy.
- Tiếp theo kiểm tra động cơ và các hệ thống xem hoạt động có lỗi hay trục trặc gì hay không.
- Nếu máy phát điện có tình trạng xuống cấp thì sẽ thực hiện trùng tu.
- Làm sạch động cơ và kiểm tra hệ thống làm mát để bổ sung thêm nước.
- Ngoài ra vẫn thay thế bảo trì phần dầu bôi trơn, lọc dầu.
- Kiểm tra ắc quy và thay thế nếu cần.
- Tháo các bộ phận ra kiểm tra và vệ sinh từng bộ phận, kiểm tra xem có bị nứt gãy hoặc các mối hàn, mối nối ra sao.
- Kiểm tra hệ thống nhiên liệu, hệ thống xả xem có bị rò rỉ dầu ra không để bảo trì thay thế.
- Cuối cùng khởi động cho máy chạy lại một lần để kiểm tra.
Kiểm tra và bảo trì động cơ
- Kiểm tra xem xét tình trạng động cơ.
Bước 1: Vệ sinh động cơ, có thể dụng vòi phun áp lực nước để vệ sinh
Bước 2: Kiểm tra hệ thống làm mát xem có lượng nước thế nào, nếu hết thì bổ sung thêm.
Bước 3: Kiểm tra bộ tản nhiệt và vệ sinh bụi bẩn, kiểm tra phần cánh quạt hay các mối nối xem có nứt gãy gì không.
Bước 4: Tháo các bộ phận ra vệ sinh và nếu hư hỏng thì thay thế.
Nếu động cơ xuống cấp thực hiện trùng tu và thay thế.
Công ty đơn vị uy tín bảo trì máy phát điện
Công ty TNHH Thương Mại Minh Khang Electric là một trong những công ty bảo dưỡng máy phát điện uy tín trong lĩnh vực máy phát điện tại Việt Nam. Đây là cơ sở sửa chữa máy phát điện với những dịch vụ và chính sách ưu đãi tốt nhất. Tại Minh Khang Electric sở hữu các trang thiết bị tân tiến với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và cơ hội chuyên môn cao đảm bảo sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Thời gian bảo trì máy phát điện cùng với các dịch vụ bảo dưỡng tại Minh Khang Electric diễn ra nhanh gọn và đảm bảo đúng quy trình. Ngoài ra, Minh Khang Electric còn có chính sách bảo hành uy tín và đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng.
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn các mốc thời gian bảo trì máy phát điện cơ bản nhất để bạn có thể bảo trì bảo dưỡng máy phát điện đúng lúc và kịp thời. Nếu bạn cần bảo trì bảo dưỡng máy phát điện hãy liên hệ Minh Khang Electric – công ty bảo dưỡng máy phát điện uy tín hàng đầu Việt Nam qua hotline: 0848.76.72.72 hoặc website: https://dichvumayphat.com để được hỗ trợ một cách tốt nhất.