Hướng dẫn bảo trì máy phát điện chi tiết 2024

Có thể nói, máy phát điện đang là một trong những vật dụng không thể thiếu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của mọi gia đình.  Để đảm bảo cho thiết bị này luôn hoạt động ổn định thì việc bảo trì, bảo dưỡng rất quan trọng. Bảo trì máy phát điện là biện pháp giúp duy trì hoạt động ổn định, vận hành bền bỉ. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để biết thêm thông tin về hướng dẫn bảo trì máy phát điện chi tiết và chuẩn xác nhất năm 2023

1. Lý do nên bảo trì máy phát điện thường xuyên

Máy phát điện sau một thời gian sử dụng, vận hành thì việc các bộ phận xảy các hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì là vô cùng quan trọng, và hơn thế nữa là thời gian bảo trì máy phát điện cũng không quá lâu. Sau đây là một số lý do mà bạn nên bảo trì máy phát điện:

Giúp máy hoạt động tốt hơn

Lý do đầu tiên của việc bảo trì máy phát điện thường xuyên là làm cho máy được hoạt động tốt hơn. Điều này thì không thể chối cãi được bởi khi người tiêu dùng thường xuyên bảo trì máy phát điện đúng cách và phù hợp, sẽ giúp thiết bị hoạt động được ổn định hơn, độ bền cao hơn và tránh được các hư hỏng vặt, các trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hoạt động. 

Ngoài ra, mục đích của quy trình đại tu máy phát điện là nhằm giúp máy hoạt động tốn ít nhiên liệu hơn. Các bộ phận như hệ thống lọc dầu, hệ thống bôi trơn hay hệ thống lọc gió hoạt động được hiệu quả hơn. Giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian sửa chữa máy phát điện, đồng thời còn giúp thiết bị hạn chế  xảy ra sự cố không mong muốn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Máy phát điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay

Ít hao tốn nhiên liệu hơn

Một lý do khác mà người tiêu dùng nên bảo trì máy phát điện thường xuyên là nhằm giúp cho hệ thống động cơ ít tốn nhiên liệu hơn. Người tiêu dùng cần tuân thủ nghiêm túc các chế độ bảo trì máy phát điện theo quy định của nhà sản xuất. Vì như thế, sẽ giúp cho các bộ phận của thiết bị được kiểm tra, bảo trì đúng cách nhất, khiến hệ thống hoạt động trơn tru giảm thiểu tiêu hao về nhiên liệu.

Tăng tuổi thọ cho máy

Mục đích chính của việc bảo trì máy phát điện thường xuyên đó chính là nhằm tăng tuổi thọ của máy. Khi người tiêu dùng biết cách kiểm tra, bảo trì máy phát điện thường xuyên thì hệ thống các động cơ, bộ phận của máy phát điện được bảo dưỡng phù hợp. Đồng thời nếu có lỗi thì người dùng sẽ kịp thời sửa chữa hoặc thay thế để bảo đảm cho máy hoạt động hiệu quả nhất, làm tăng tuổi thọ của máy phát một cách đáng kể.

Bảng báo giá bảo trì máy phát điện mới nhất 2023

2. Những bộ phận trong máy phát điện cần được bảo trì 

Để đảm bảo việc bảo trì đạt hiệu quả và chất lượng tốt nhất, người tiêu dùng cần chấp hành nghiêm các quy định bảo trì máy phát điện vì mỗi loại máy đều có một số quy định bảo trì khác nhau. Trong đó, người tiêu dùng cần nắm rõ hệ thống một số bộ phận, các động cơ được liệt kê dưới đây để có thể thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện một cách hiệu quả nhất:

Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn là một trong những bộ phận quan trọng của máy phát điện, bao gồm phần đầu của động cơ và bộ lọc dầu. Người tiêu dùng nên lưu ý kiểm tra đến mức dầu và chất lượng dầu trong thiết bị. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tự thay dầu và bộ lọc dầu để không ảnh hưởng đến môi trường. Nếu người dùng có kỹ thuật và biết cách xử lý lượng dầu được thay ra một cách thích hợp.

Hệ thống làm mát

Sau một thời gian sử dụng lâu dài, khi mà hệ thống động cơ phải làm việc liên tục mà không được ngừng nghỉ thì dẫn đến các bộ phận chi tiết sẽ có hiện tượng “mỏi”, khiến cho máy phát điện ngày càng nóng lên. Để đảm bảo máy hoạt động được lâu và ổn định thì hệ thống làm mát của máy phát phải được duy trì hoạt động hiệu quả, bảo đảm làm nguội bộ phận và hệ thống động cơ của máy.

Những bộ phận trong máy phát điện cần được bảo trì thường xuyên

Hệ thống xả

Hệ thống xả của máy phát điện có chức năng vai trò là xử lý lượng khí thải ra ngoài – là kết quả quá trình hoạt động của chiếc máy phát điện. Ngoài ra, hệ thống xả đó còn được kết nối chặt chẽ với các hệ thống động cơ nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng rung khi thiết bị đang hoạt động và bảo vệ được hệ thống xả của máy. Sắt cao cấp, gang và thép là chất liệu dùng để cấu tạo  hệ thống xả.

Các động cơ trong máy

Có thể nói, động cơ là một bộ phận quan trọng nhất khi tiến hành bảo dưỡng máy phát điện. Bộ phận này quyết định nhiều đến hiệu quả phát điện của máy. Đây là bộ phận vô cùng thiết yếu, và là trái tim của máy phát điện. Động cơ chính là nguồn cung cấp chính năng lượng cơ học đầu vào cho máy phát điện. Nhiên liệu sử dụng để vận hành động cơ thường là xăng, dầu và khí thiên nhiên

Thông thường thì kích thước động cơ của máy sẽ tỷ lệ thuận với công suất tối đa của thiết bị này. Giá máy phát điện và chất lượng của máy sẽ phụ thuộc nhiều vào động cơ. Chính vì vậy, người tiêu dùng nên hết sức chú ý và quan tâm đến bộ phận quan trọng này của máy phát điện, đồng thời cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng định kỳ đối với các động cơ của máy.

Đơn vị sửa chữa bảo dưỡng máy phát điện công nghiệp 2023

3. Hướng dẫn bảo trì máy phát điện chi tiết

Quy trình bảo trì máy phát điện có thể nói là khá đơn giản, nên người dùng có thể tự thực hiện được tại nhà. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần chú ý đến quy trình bảo trì cũng như lịch bảo trì máy phát điện mà nhà sản xuất đưa ra. Sau đây là một số hướng dẫn bảo trì máy phát điện giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm chi phí và không mất công vận chuyển.

Bảo trì máy phát điện theo chế độ A

Là quy trình bảo trì có thời gian từ 6 tháng hoặc dưới 1000 giờ hoạt động. Nội dung chủ yếu của quy trình này là bao gồm các hoạt động: kiểm tra báo cáo chạy máy, kiểm tra động cơ của máy, kiểm tra sự rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát. Thông số đồng hồ điện và hệ thống an toàn cũng cần được quan tâm.

Ngoài ra, cần kiểm tra áp lực nhớt, kiểm tra hệ thống khí nạp, hệ thống xả, ống thông hơi, độ căng đai, kiểm tra sự hoạt động của cánh quạt. Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế của máy phát điện. Bên cạnh đó, cần thực hiện các nội dung của bảo trì lần thứ nhất như: thay bộ lọc nhớt máy, thay bộ lọc nhiên liệu, thay nhớt máy và liên tục vệ sinh bộ lọc gió

Hướng dẫn bảo trì máy phát điện chuẩn nhất

Bảo trì máy phát điện theo chế độ B

Là quy trình bảo trì có thời gian từ 12 tháng hoặc 1500 giờ hoạt động. Những nội dung chủ yếu của quy trình này là bao gồm: Kiểm tra và bảo trì động cơ; Thực hiện lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A. Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm vào. Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc khí: đường ống cứng, ống mềm, các mối nối

Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp. Nếu cần thiết thì tiến hành thay thế bộ lọc gió. Kiểm tra hư hỏng, nứt vỡ hoặc vặn đai (thay thế luôn nếu cần). Kiểm tra tình trạng cánh quạt, tình trạng bộ tản nhiệt, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế. Tiến hành thay thế nhớt máy hay lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần). Tiến hành chạy máy và kiểm tra tổng thể máy phát điện.

Bảo trì máy phát điện theo chế độ C

Là quy trình bảo trì có thời gian từ 4 đến 7 năm hoặc 2000 đến 6000 giờ hoạt động. Những nội dung chủ yếu của quy trình này bao gồm: Làm sạch động cơ, điều chỉnh khe hở xupap và béc phun. Đồng thời kiểm tra và thay thế những đường ống hư, bình điện (thay mới nếu không đủ điện). Xiết lại những bulông bị lỏng. Kiểm tra toàn bộ máy phát điện và độ cách điện ( Đầu phát điện ) 

Bảo trì máy phát điện theo chế độ D

Là quy trình bảo trì có thời gian từ 7 đến 10 năm hoặc 6000 giờ hoạt động. Bao gồm các nội dung chủ yếu như: Lập lại chế độ bảo trì C (trùng tu ) và làm sạch động cơ. Tiến hành kiểm tra hệ thống làm mát, tăng cường làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện với máy chuyên dùng tại xưởng. Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng.

Quy trình bảo trì máy phát điện khá đơn giản

3. Một số nguyên tắc khi thực hiện bảo trì máy phát điện

Người tiêu dùng cần nắm rõ cách bảo trì máy phát điện và những tiêu chuẩn bảo trì máy phát điện. Trong đó, tập trung chú ý đến một số nội dung sau: cần vận hành máy thường xuyên và nên bật máy hoạt động 3 tháng một lần trong khoảng thời gian 30 phút. Thay thế các phụ kiện của máy phát điện chính hãng. Tuyệt đối không nên mua những chi tiết, phụ kiện giá rẻ trên thị trường.

Nắm rõ các nguyên tắc và cách bảo trì máy phát điện đúng nhất

4. Tham khảo địa chỉ bảo trì máy phát điện uy tín hiện nay

Công ty Minh Khang Electric là một trong những đơn vị hàng đầu thuộc lĩnh vực sửa chữa, bảo trì máy phát điện uy tín nhất hiện nay với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ cao. Còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay với Minh Khang Electric qua hotline: 0848767272 hoặc website: https://dichvumayphat.com để được phục vụ chu đáo và tốt nhất.

Trên đây là những thông tin bổ ích về những hướng dẫn bảo trì máy phát điện, qua đây có thể giúp bạn hiểu sâu hơn về quy trình cũng như kế hoạch bảo trì máy phát điện. Nếu trong trường hợp thiết bị của bạn gặp lỗi phức tạp không thể tự khắc phục tại gia đình, vui lòng liên hệ ngay với đơn vị sửa chữa uy tín Minh Khang Electric để có thể được sửa chữa sớm nhất.

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện diesel 2023

4 thoughts on “Hướng dẫn bảo trì máy phát điện chi tiết 2024

  1. Pingback: Dịch vụ bảo trì máy phát điện tại TPHCM tốt nhất 2023 Minh Khang

  2. Pingback: Quy trình bảo trì máy phát điện chuẩn nhất năm 2023

  3. Pingback: 4 Mốc thời gian bảo trì máy phát điện quan trọng nhất

  4. Pingback: Hướng dẫn chi tiết cách bảo trì máy phát điện theo từng chế độ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *