Máy phát điện đang trở nên quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tháo máy phát điện và vệ sinh chúng. Nếu bạn chưa biết làm thế nào, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về cách tháo và vệ sinh máy!
1. Tại sao cần vệ sinh, bảo dưỡng máy phát điện
Không chỉ riêng máy phát điện, bất kỳ món đồ công nghệ nào cũng cần được bảo dưỡng, bảo trì theo quy trình. Không chỉ giúp tăng độ bền, tăng tuổi thọ máy, bảo dưỡng máy giúp người dùng tránh được tình huống máy hỏng hoặc cháy nổ, chập điện cực nguy hiểm.
Bảo dưỡng máy thường xuyên giúp các bộ phận lọc dầu, bôi trường, lọc gió hoạt động hiệu quả. Nhờ đó mà máy cũng sẽ đỡ tốn nhiên liệu hơn. Khi bạn vệ sinh máy thường xuyên cũng giúp người dùng phát hiện sớm những bất thường bên trong máy.
2. Thời gian vệ sinh, bảo dưỡng máy phát điện
Tùy thuộc vào dòng máy, tần suất sử dụng, môi trường xung quanh mà người dùng sẽ quyết định thời gian vệ sinh , bảo dưỡng máy. Theo các chuyên gia, chế độ bảo dưỡng sẽ được quy định với các chế độ bảo dưỡng sau:
- Chế độ A: Thực hiện vệ sinh máy định kỳ từ 1- 3 tháng/ lần
- Chế độ B: Thực hiện vệ sinh máy định kỳ một năm một lần
- Chế độ C: Thực hiện vệ sinh máy định kỳ từ 4- 7 năm/ lần.
- Chế độ D: Thực hiện vệ sinh định kỳ từ 7 đến 10 năm (máy ở chế độ dự phòng)
Bạn có thể nhờ các kỹ thuật viên kiểm tra tình trạng máy để đảm bảo máy được bảo dưỡng đúng thời hạn.
3. Cách tháo máy phát điện và vệ sinh máy
3.1 Các bước tháo và vệ sinh máy
Vệ sinh máy vừa nhanh vừa đơn giản bạn cần nằm lòng những bước trong quy trình tháo lắp máy phát điện.
Biết được cách tháo máy phát điện, bạn vừa tự vệ sinh máy vừa xử lý được những tình huống bất ngờ. Một trường hợp nhiều người dùng gặp phát là tình trạng máy không nổ (không khởi động). Bạn có thể tự mình kiểm tra máy với những bước cơ bản sau:
- Tắt máy: Trước khi tiến hành tháo máy, bạn phải tắt máy và luôn đảm bảo máy nguội để tránh bị thương trong quá trình tháo máy.
- Bugi: Thực hiện tháo bugi với những công cụ chuyên môn, nếu bugi của bạn còn hoạt động hãy vệ sinh nó. Trường hợp còn lại, bugi có dấu hiệu hỏng cần thay bugi mới nhằm đảm bảo máy hoạt động trơn tru.
- Vệ sinh máy từ bên ngoài: Bạn chuẩn bị một miếng vải ẩm, lau nhẹ và loại bỏ bụi bẩn. Với những vết bẩn cứng đầu bên ngoài máy, bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm. Chú ý: khu vực hút và xả khí là khu vực có nhiều bụi bẩn và rác.
- Thực hiện vệ sinh bộ lọc không khí: Bộ lọc không khí sau khi được tháo cần được làm sạch. Kiểm tra, nếu bộ lọc bị hỏng, bị mòn hoặc có dấu hiệu sắp hỏng cần loại bỏ và thay bộ lọc mới.
- Thực hiện vệ sinh hệ thống làm mát: Những bộ phận thuộc hệ thống làm mát bảo gồm bộ tản nhiệt, quạt làm mát và cánh tản nhiệt. Người dùng nên sử dụng vải mềm lau chùi, hạn chế tác động đến cánh tản nhiệt.
- Thực hiện kiểm tra bộ lọc dầu: Trong các bước thuộc cách tháo máy phát điện, bộ lọc dầu là một trong số những bộ phần cần đặc biệt chú ý. Bộ lọc dầu là nơi tập trung cặn và các hạt khác. Bộ lọc dầu không được thay định kỳ sẽ làm dầu nhiễm bẩn.
- Kiểm tra ắc quy: Ắc quy là bộ phận quan trọng trong máy phát điện có vai trò cung cấp năng lượng để khởi động động cơ của máy phát điện. Để biết được ắc quy có đang hoạt động tốt hay không, bạn hãy kiểm tra mực chất lỏng trong bình và bổ sung thêm nếu cần.
Chuyên gia khuyến cáo nên thay thế ắc quy nếu nó yếu hoặc không sạc được.
- Thực hiện kiểm tra mực dầu: Muốn máy phát điện được bôi trơn tốt, bạn hãy chú ý kiểm tra mực dầu, thêm mực dầu nếu thiếu.
- Vệ sinh thùng nhiên liệu: Máy hoạt động một thời gian chắc chắn sẽ xuất hiện cặn, bạn cần xả cặn lắng trong thùng nhiên liệu. Khóa xả thùng nhiên liệu ngay khi bạn xả sạch cặn. Nắp thùng nhiên liệu khi vệ sinh nên rửa sạch bằng dầu diesel hoặc dùng dầu lửa.
- Tiến hành lắp ráp và kiểm tra máy chạy: Sai khi tiến hành tháo các bộ phận, người dùng cần lắp lại đúng vị trí, khởi động máy.
Nếu bạn tuân thủ được các bước trong cách tháo máy phát điện chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, bạn hoàn toàn có thể vệ sinh máy tại nhà. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo bạn nên tìm đến các chuyên gia để bảo dưỡng máy để đảm bảo an toàn cho máy móc và sự an toàn của bản thân.
3.2 Các lỗi thường gặp ở máy phát điện
Ngoài thời điểm kiểm tra định kỳ máy phát điện, khi máy phát điện gặp những lỗi cơ bản sau đây, bạn có thể kiểm tra khi đã biết cách tháo máy phát điện:
- Động cơ máy phát điện xuất hiện khói trắng, khói xanh,khói đen
- Động cơ của máy phát điện có tiếng kêu lạ
- Động cơ của máy phát điện không khởi động
- Động cơ của máy làm việc không ổn định
- Xuất hiện tiếng gõ trong xi lanh
- Công suất điện áp của máy không đủ
4. Lưu ý khi vệ sinh, bảo dưỡng
Để việc vệ sinh, bảo dưỡng máy phát điện được diễn ra hiệu quả, điều đầu tiên bạn cần chú ý đảm bảo an toàn cho người, máy phát và hệ thống lưới điện. Nếu bạn quyết định thay mới những linh kiện của máy cần chọn đơn vị cung cấp phụ tùng chính hãng và có giấy tờ bảo hành.
Ngoài ra, bạn cần đeo găng tay trước khi thực hiện để tránh được bụi bẩn và nguy cơ tĩnh điện từ máy.
Với những công đoạn đòi hỏi chuyên môn, bạn hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên viên về máy phát điện!
5. Kết luận
Trên đây là toàn bộ quy trình của cách tháo máy phát điện được chúng tôi tổng hợp. Hy vọng với các bước chi tiết bạn có thể thực hiện tháo máy đúng cách. Nếu bạn không có thời gian và đội ngũ kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm cho chiếc máy phát điện, vui lòng liên hệ Minh Khang Electric để được tư vấn thêm!